Những Món Ngon Dân Dã Từ Dừa Chỉ Có Ở Bến Tre

Người dân Bến Tre tự hào với đặc sản quê mình, với hương thơm dịu dịu, vị béo ngậy, ngọt thanh thanh còn khách du lịch, nếu một lần đến xứ dừa, chắc chắn không bỏ lỡ cơ hội nếm thử những viên kẹo nhỏ nhỏ mà lại mang đậm vị đặc trưng của đất và người Bến Tre. Nói không quá, hầu hết những người con đất Việt có lẽ đều đã từng thưởng thức qua hương vị của chiếc kẹo dừa thơm ngon béo ngậy, bởi đây là một thức quà bình dị, rấ t đỗi quen thuộc đối với người dân 3 miền.

Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau như kẹo dừa cacao, sầu riêng, mít, hay nhân đậu phộng...

Những thương hiệu kẹo dừa quen thuộc bạn có thể yên tâm hoàn toàn về mặt chất lượng là Thiên Long, Ngọc Hương, Tuyết Phụng, Vĩnh Tiến, Ngọc Mai, Bến Tre, Yến Hương, Thanh Long...

Cũng giống như bánh tét có dạng hình ống (dù bánh dừa nhỏ hơn và ở hai đầu loe nhọn ra), đều làm từ nếp, chuối, và đậu đen. Nhưng bánh dừa Đồng Khởi đặc sắc ở chỗ được kết hợp hai loại dừa ở vùng này: Dừa nước và dừa cạn. Lá dừa nước dùng làm vỏ bánh, trong khi quả dừa cạn thì dùng làm nhân.

Vào những dịp lễ tết hoặc đám giỗ, người dân Đồng Khởi trưng trên bàn thờ tổ tiên những chiếc bánh dừa được sắp xoay vòng quanh đĩa tròn một cách trang trọng. Ngoài ra, có thể dùng bánh dừa để làm quà biếu hoặc đơn thuần gia đình gói ăn chơi khi thấy thèm.

"Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông". Đuông dừa hay còn gọi là sâu dừa - một trong những đặc sản Bến Tre. Phần củ hũ dừa béo ngậy, ngọt là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cho những con đuông dừa phát triển.

Từ những con đuông dừa, người ta đã chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như đuông lăn chiên bột, đuông nướng, thậm chí là ăn sống. Món đuông dừa chiên bột ăn giòn và rất béo. Để giảm độ béo có người ăn kèm với rau sống. Nhiều người sành ăn ở Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào "siêu hạng", vượt hẳn các thức ăn khác

Ít ai ngờ rằng ngoài đặc sản dừa ra, Bến tre còn sở hữu rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn trong đó có chuột dừa, qua thời gian đã được biến tấu thành nhiều món ngon khiến thực khách nức lòng khen ngon mỗi khi thưởng thức.

Chuột dừa hình dạng giống như chuột đồng, nhưng có bộ răng sắc nhọn hơn, chuyên phá hoại cây dừa. Chúng ăn, hút chất ngọt từ tất cả các trái dừa tươi. Vì thế mà thịt rất thơm ngon và béo bùi.

Chuột dừa được chế biến thành nhiều món như nướng, hấp, nấu cà ri... Nhưng theo những người sành ăn thì ngon nhất vẫn là thịt chuột dừa hấp nồi cơm. Ngoài ra còn có món chuột dừa quay chảo, chuột dừa nướng, chuột kho dừa.

Là món ăn có mặt thường ngày trong cuộc sống của người dân Bến Tre, tép rang dừa được chế biến rất đơn giản, dễ làm và đậm hồn quê. Những con tép được đánh bắt dưới kênh, rạch còn tươi rói, đem rửa sạch rồi rang cùng nước cốt dừa, vừa ngậy, vừa thơm, ăn cùng cơm trắng, là món dân dã, hấp dẫn với du khách khi đến nơi đây.

Còn gì thú vị hơn khi bạn được ăn cơm đựng trong những quả dừa, hạt cơm dẻo và đượm hương dừa. Để làm món ăn này, người ta vo gạo sạch vo lại bằng nước dừa tươi cho ngấm. Sau đó cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa tươi vào vừa đủ, đem nấu lên. Cơm chín thơm nức mùi dừa, ngọt và bùi, ăn cùng với tôm rang mặn là món ăn vô cùng hấp dẫn ở Bến Tre.

Một món ăn bạn nhất định phải thử ở Bến Tre đó là món gỏi củ hũ dừa. Đây là món ăn "xa xỉ" bởi người ta phải chặt cả cây dừa để lấy phần củ hũ trắng muốt phía trên. Phần củ hũ dừa này được nạo mỏng, trộn cùng với tôm, thịt, rau răm, tai lợn, lạc rang và nước sốt chua ngọt. Đây là món ăn rất thanh đạm, hấp dẫn.

Đây là món ăn dân dã, khá quen thuộc với mọi người, nhưng gần gũi nhất là người dân làm nông nghiệp ở nông thôn. Cách chế biến rất đơn giản: thịt trâu, thịt bò sau khi thái mỏng ướp gia vị như tỏi, hành, gừng, sả, ớt băm nhuyễn cho thấm rồi xào trên bếp cho chín mềm, sau đó cho nước cốt dừa, lá cách cắt sợi vào trộn đều. Món này ăn cùng cơm trắng hay bánh mì đều rất tuyệt.

Mắm cá lóc đem chưng cùng dừa ngon hết sảy, là món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn thực khách. Người ta cho mắm cùng các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng, bột nêm rồi cho nước cốt dừa vào chưng cách thủy hay cho vào nồi cơm, ăn kèm với chuối chát, khế chua, rau sống hoặc ngọn rau lang, rau muống luộc, ngon hết sảy.

Cháo dừa trước đây là món ăn điểm tâm của người xứ dừa, được nhiều người ưa chuộng. Gạo nấu cháo dừa thường phải dùng gạo dẻo, có nhiều nhựa thì cháo mới ngon. Món cháo này phải dùng nguội là ngon nhất và mới cảm nhận hết được cái béo ngậy thật sự của dừa. Món này cách nấu rất đơn giản, chỉ cần nấu cho gạo nhừ ra thì cho nước cốt dừa vào đảo đều một lượt là xong. Ăn cháo dừa với cá bống dừa, bống trứng, tép, thịt ba rọ i kho khô ngon đúng điệu.

Ốc gạo ở Cồn Phú Đa (Chợ Lách - Bến Tre) nổi tiếng thơm ngon vì đây là vùng cát, ốc to, vỏ màu xanh, ruột trắng, thịt dầy. Ốc gạo không có nhớt, nên khi vừa đánh bắt lên có thể chế biến món ăn mà không cần phải ngâm cho mất nhớt như các loài ốc khác.

Ốc gạo sinh sản nhiều vào khoảng tháng 7 hàng năm và sống ở vùng đáy sông, ăn phù sa, động vật phiêu sinh. Khi đó con ốc to cỡ hạt mít, ruột trắng tinh. Ốc gạo tuy nhỏ nhưng ai từng thưởng thức đều nhớ vì vị béo, thơm, ngọt và giòn đến lạ kỳ. Đặc biệt ốc vào mùa sinh sản thường có một lớp mỡ trắng dưới yếm, khều lên ăn sẽ thấy những con ốc con trắng tinh bên trong, nhai giòn rụm.

Ốc gạo có thể chế biền thành nhiều món như ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, nấu lẩu mắm, hay thậm chí là đổ bánh xèo, trộn gỏi... ốc hấp nước dừa vẫn được yêu thích nhất bởi vị ngọt thanh của ốc còn được giữ nguyên.

Từ bột gạo và nước cốt dừa, người dân Mỹ Lồng (Bến Tre) đã tạo nên những chiếc bánh tráng với nhiều hương vị khác nhau. Gạo dùng để làm bánh tráng là loại gạo sỏi từ một giống lúa đặc biệt ở Trà Vinh. Theo kinh nghiệm của bà con Bến Tre, gạo sỏi chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết khô hạn nên khi xay làm bánh mới không bị gãy hay bị co khi đem phơi nắng.

Phơi bánh ngoài trời phải chú ý nếu nắng nhiều bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mịn, không có lỗ khí lồi lõm... Nướng bánh tráng cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm. Khi than củi quạt thật hồng thì mới đặt bánh tráng lên nướng và phải lật trở đều nhanh tay vì bánh chóng chín và nhanh vàng. Chỉ cần chậm tay một chút là có thể bị cháy xém.

Bánh canh hến nấu nước dừa ở vùng chợ Lách (Bến Tre) nổi tiếng ngon vì sợi bánh canh dẻo, dai, trắng đục do không sử dụng hóa chất làm trắng. Bột làm bánh canh chủ yếu là bột gạo và bột năng. Dừa chọn trái cùi (lõi) già và dầy, chặt để riêng nước.

Múc bánh canh vào bát, sợi bánh trắng đục quyện với nước dừa ăn vào miệng mượt bóng nhai vị dai của bánh, ngọt của thịt hến thấm vào nơi đầu lưỡi.

Nấm mối Bến Tre chỉ mọc vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi mà cơn mưa đầu mùa vừa đến.

Chẳng cần phải chế biến phức tạp, những món ăn từ nấm mối vẫn quyến rũ thực khách theo cách của riêng nó. Nói không ngoa khi cho rằng nấm mối có thể thay thế được thịt.

Điều làm cho nấm mối thêm phần đặc biệt chính là loại nấm này mọc hoang. Nấm thường mọc ở gốc cây, ụ đất, bờ rào..., những nơi mô đất xốp có mối làm tổ. Sau mưa, từ ụ đất ấy, những bụi nấm sẽ đội đất ngoi lên.

Nấm mối sau khi được rửa sạch bùn đất, có thể được chế biến thành nhiều món ngon như: nấm mối xào muối ớt, nấm mối nướng giấy bạc với tiêu xanh cùng thịt bò, cháo nấm mối...

Món ăn vô cùng đặc trưng của xứ dừa này không những là món khoái khẩu của các cô cậu thích ăn vặt mà còn là nỗi nhớ nhung của những người xa quê. Chuối đập khá khó tìm, thường chỉ bán ở những hàng gánh rong ngoài lề đường.

Món này cũng có thể tự làm ở nhà chỉ với một nải chuối và lò nướng. Chuối được lựa chọn phải là chuối Xiêm vỏ còn xanh vừa chuyển vàng, người miền Tây hay gọi là "chín hường hường".

Những ngày mưa lành lạnh, núp dưới mái dù của quán ven đường nào đó, bóc từng miếng chuối vừa giòn trên bếp xuống rồi xì xụp húp nước cốt tới muỗng cuối cùng thì thật tuyệt.

Miền Tây là xứ của các món cuốn. Bì cuốn cũng là tinh túy nằm một trong số đó. Món ngon vặt miền Tây này được chính xứ sở sản sinh ra nó đưa lên hàng đặc sản. Ngoài những thành phần phụ trợ cơ bản như rau, bún, thì bì cuốn không có thịt với tôm mà cuốn bằng "bì" - hỗn hợp của thịt ba rọi với da heo cắt nhỏ.

Một thành phần nhỏ quyết định gần như là "bản sắc" của món ăn này chính là thính.

Bánh tráng nem trải ra, bỏ nhúm bún, mấy cọng rau xắt nhỏ, một muỗng bì chấm nước mắm tỏi ớt thì không còn gì bằng. Ngoài bì cuốn, phần bì trên còn có thể làm món bún bì.

Bánh ướt ngọt thực chất là bánh tráng dừa khi mới tráng xong, chưa đem phơi, còn ướt, cuốn thêm ít nhân đậu xanh, dừa bào để cho ra món ăn chơi thú vị. Do đó, ban đầu, các lò bánh tráng là nơi "khởi xướng" món ăn này.

Dần dà, bánh được người ta làm tại nhà, không chỉ ăn mà còn bán ở chợ sáng. Bánh ngọt ngọt béo béo, chấm với muối mè hay đậu phộng, chỉ vài cuốn là đủ cho một bữa sáng ở vùng quê.

Bánh ướt ngọt có thể xem là "đặc sản" Bến Tre - nơi có các lò bánh tráng, bánh phồng nổi tiếng khắp nơi. Làm bánh ướt ngọt không khó nhưng đòi hỏi chút kỹ năng khéo léo để tráng bột, cuốn bánh sao cho đẹp mắt.

Miền Tây cũng là xứ sở của bánh canh bột xắt, những vùng khác còn gọi là bánh canh bột gạo. Tựu chung, nguyên liệu chính của món bánh canh này là bột gạo, tùy vào cách chế biến mà có tên gọi khác nhau.

Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên kêu thêm chén huyết nếp béo ngậy.

Về xứ ruộng mà không ăn cua đồng thì coi như chưa về ruộng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long ruộng lúa bao la, cua đồng là sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân miệt ruộng. Cháo cua đồng phải nấu trong nồi đất mới bài bản, theo như cách của lưu dân phương Nam từ xưa tới đây đã biết cách dùng nồi đất nấu nướng để giữ nguyên hương vị của món ăn.

Trong nồi cháo cua đồng ở Bến Tre, người ta thường cho cá, thịt, nấm, trứng vịt lộn, tôm. Quyết định cháo cua đồng ngon hay dở là ở rau ăn kèm. Cháo thường cùng rau đắng, ngắt đọt non bỏ vào nồi để vị đắng của rau át vị tanh của cá, cua. Để tăng độ ngọt cho nồi cháo, rổ rau ăn kèm còn có mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý tùy mùa.

Bánh xèo không còn là món xa lạ với người Nam Bộ nhưng bánh xèo ốc gạo lại là món đặc sản của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách - Bến Tre). Cồn này là một trong những nơi hiếm hoi ở miền Tây có số lượng sinh sản của ốc gạo đông đảo nhất. Hàng năm, ốc gạo sinh sôi nhiều nhất vào tháng 4-5 âm lịch, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.

Vào dịp này, khách du lịch các nơi đổ về để thưởng thức các món ngon làm từ ốc gạo. Loại ốc này có thể chế biến thành hàng chục món, từ luộc hấp đơn giản nhất đến bóp gỏi, xúc bánh xèo, chiên xào đủ loại. Trong đó, bánh xèo vẫn là món thông dụng và tiêu biểu nhất. Thay vì những nguyên liệu thông thường như tôm thịt, nấm mối, thì người ta có thể gắp miếng bánh, xúc muỗng nhân, bỏ vài cọng rau, miếng dưa chua rồi cuốn hết trong lá cách. Chấm nguyên cu ộn bánh vô chén nước mắm tỏi ớt, con ốc gạo ăn sần sật ngòn ngọt cứ khiến người ta muốn làm thêm cuốn nữa.

(th)/Báo Gia đình & Xã hội

Nguồn: gia dinh

    Next Post Previous Post