Gợi Ý Mâm Cúng Chay Thịnh Soạn Ngày Tết
Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải làm quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên, thần phật. Những ngày sau đó là cúng cơm bữa nên rất cần sự chăm chút để tâm của bạn. Vì vậy, những món chay ngày tết mùng 1 cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được sang trọng, hài hòa và đủ chất
1. Rau củ xào chay
Bước 1: Sơ chế các loại rau:
- Ngô non bạn rửa sạch rồi bổ đôi theo chiều dọc.
- Đậu Hà Lan tước vỏ, cắt làm đôi.
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, bổ đôi rồi thái thành lát mỏng.
- Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở ra rồi rửa lại với nước sạch. Bổ đôi nấm.
- Hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi thái thành khúc.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
Bước 2: Cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào chảo rồi phi thơm hành tím.
- Cho cà rốt + bắp non vào xào. Khi gần chín bạn cho tiếp nấm hương + đậu Hà Lan vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Trong lúc xào bạn cho chút nước để rau củ không bị khô và bén chảo.
- Cuối cùng cho hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.
2. Đậu phụ chiên xào nấm tươi
Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay.
- 1 - 2 bìa đậu phụ đã chiên sẵn
- Nấm tươi, có thể dùng nấm rơm, nấm sồi hoặc nấm bào ngư
- Nước mắm, muối, dầu hào, đường, tiêu
- Hành lá, hành khô và rau mùi.
- Đậu phụ chiên vàng, thái lát nhỏ vừa ăn.
- Nấm sồi, nấm bào ngư rửa sạch qua nước muối pha loãng, nếu nấm lớn thì thái thành từng lát nhỏ, để lên rổ cho ráo nước.
- Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi thơm hành khô, đổ đậu phụ vào xào khoảng từ 3 đến 5 phút.
- Tiếp theo cho hai loại nấm vào, dùng đũa đảo đều, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều để gia vị thấm. Vì nấm khi xào sẽ ra nước, nên bạn cần xào thật nhanh tay và lửa lớn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Cuối cùng rưới vào hỗn hợp nấm và đậu phụ ít dầu hào, đảo đều, tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ vào. Múc ra đĩa, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt đậu phụ, dùng kèm với cơm.
3. Món chay lá lốt cuốn đậu hũ
- 2 bìa đậu phụ
- 2 bó lá lốt (chừng 20 cái)
- Nấm hương, mộc nhĩ
- Hạt nêm chay, dầu ăn
- Xì dầu, muối, đường, dầu ăn
- Mộc nhĩ ngâm nở thái sợi. Nấm hương ngâm rồi cắt bỏ chân, cũng thái dài.
- Dùng 2 cái lá lốt thái sợi nhỏ.
- Để lửa thật nhỏ sao nấm hương và mộc nhĩ cho đến khi vàng thơm.
- Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ, đậu phụ nghiền nhuyễn, lá lốt thái nhỏ với hạt nêm.
- Trải lá lốt ra thớt, úp mặt lá xanh xuống dưới để khi chín cho màu đẹp mắt hơn, cho đậu phụ lên.
- Sau đó cuốn lại như cuốn nem. Rồi sau cùng cho vào chảo rán vàng.
4. Canh nấm ngũ sắc
- Nấm rơm: 150gr
- Nấm đông cô: 150gr
- Bạch quả: 50gr
- Đậu hà lan : 100gr
- Đậu hũ: 2 miếng
- Cà rốt: 100gr
- Củ cải trắng: 100gr
- Hành, ngò để trang trí
- Gia vị các loại
5. Miến xào chay
- 1 củ cà rốt, súp lơ,
- 100 g nấm rơm,
- 2 miếng đậu hũ.
- Gia vị: muối, dầu hào chay, bột nêm, ớt, hành ngò.
- Sơ chế nguyên liệu: Miến rửa sạch, ngâm vào nước lạnh trong 30 phút để cho mềm. Nấm rơm gọt rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc cắt sợi. Đậu que cắt đầu đuôi, tước xơ, cắt đôi.
- Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ.
- Bắc chảo dầu nóng phi hành thơm, cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua.
- Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn. Khi các hỗn hợp thấm gia vị, bạn nhanh tay đổ miến đã ráo nước vào.
- Đảo nhẹ tay để miến không bị nát và thấm gia vị.
- Món ăn chín tới thì cho miến ra đĩa, rắc thêm tiêu, ớt, hành ngò cho đẹp mắt.
6. Món gỏi xoài chay
- Cà rốt: nửa quả
- Rau thơm: các loại
- Chanh, ớt, tỏi
- Nước tương chay, đường, muối.
Sơ chế nguyên liệu: Xoài: Rửa sạch, thái sợi nhỏ. Cà rốt: Rửa sạch, thái sợi. Rau thơm: Rửa sạch, để ráo nước. Tỏi: Bỏ vỏ, băm nhỏ.
Làm nước trộn: Pha chế nước trộn theo công thức: 3 thìa canh xì dầu + 1/3 nước cốt chanh + đường + tỏi băm (nêm nếm vừa khẩu vị). Sau đó trộn hỗn hợp này cùng các nguyên liệu kể trên, để 10-15 phút cho ngấm là có thể ăn được.
Trộn gỏi: Bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn với nhau một cách đều tay. Bày ra đĩa cho rau thơm đã thái nhỏ lên trên.
7. Xôi gấc đậu xanh
- 500gr Nếp cái hoa vàng
- 100gr Đường
Để chuẩn bị cho cách nấu xôi gấc đậu xanh bạn cần ngâm phần gạo nếp cái hoa vàng và đậu xanh đã được chuẩn bị từ trước vào 2 thau riêng, ngâm trong khoảng 1 đêm, sau đó vo thật sạch chỗ gạo và đậu xanh đó rồi để cho ráo nước và xóc gạo và đậu xanh với một chút muối tinh.
Với gấc bạn bổ làm đôi, dùng thìa nạo lấy hết phần ruột đỏ ra bát rồi cho thêm một chút rượu trắng, đeo bao tay vào bóp đều để lấy riêng phần thịt gấc, bỏ hạt.
Bước tiếp theo, bạn trộn đều gạo nếp để ráo với phần thịt gấc đã lấy hết để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.
Tiếp đến, bạn cho nước vào chõ, đợi nước sôi thì cho gạo nếp đã trộn gấc, dùng đũa để tạo một vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau chính hơn. Thời gian xôi chín khoảng 45 phút. Trong thời gian đồ xôi, bạn để lửa lớn một chút sẽ làm cho hạt xôi tơi hơn. Khi xôi chín, bạn rắc một chút đường tinh luyện vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rướu chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi bóng.
Bạn cho phần đậu xanh vào nồi hấp hoặc nấu chín trong khoảng 25 phút. Trong lúc đậu xanh còn nóng, bạn dùng thìa để miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn. Bạn thêm một chút đường vừa miệng rồ bắc nồi đậu lên bếp sên nhỏ lửa cho đến khi đặc quánh nồi đậu lại thì tắt bếp, để đậu nguội.
Bước cuối cùng đóng xôi gấc vào khuôn cho đẹp. Đầu tiên, bạn rải một lớp xôi, rồi đến một lớp đậu ở giữa, cuối cùng rải 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc một chút vừng rang lên trên cho xôi thêm hấp dẫn.